- 2025-04-23T00:00:00
- Phân tích doanh nghiệp
• Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ của VTP tại Hà Nội vào ngày 23/04/2025.
• ĐHCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 bao gồm tổng doanh thu đạt 21 nghìn tỷ đồng (+1% YoY) và LNST đạt 405 tỷ đồng (+6% YoY; tương đương 98% dự báo của chúng tôi). VTP ghi nhận kết quả LNST thấp hơn trung bình 15% so với kế hoạch trong 7 năm qua.
• Cổ đông đã thông qua mức cổ tức tiền mặt năm tài chính 2024 là 1.081,5 đồng/cổ phiếu (lợi suất 1%).
• Chúng tôi nhận thấy rủi ro giảm đối với dự báo năm 2025 của chúng tôi cho VTP, trong khi nhận thấy tiềm năng tăng đối với dự báo của chúng tôi từ năm 2026 trở đi vì chúng tôi vẫn chưa bao gồm đóng góp tiềm năng của Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn vào dự báo, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
1. Mảng dịch vụ chuyển phát:
* Triển vọng dài hạn: Ban lãnh đạo duy trì quan điểm lạc quan về tăng trưởng sản lượng bưu kiện trong dài hạn, được hỗ trợ bởi sự mở rộng mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử, bao gồm cả trên sàn và ngoài sàn. Tuy nhiên, VTP cho rằng cạnh tranh về giá trong ngành chuyển phát sẽ tiếp tục kéo dài.
* Tình hình thị trường thương mại điện tử: VTP dự báo quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam sẽ tăng ít nhất 15%–20% mỗi năm trong những năm tới. Trong các nền tảng thương mại điện tử, Shopee và TikTok Shop (2 nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam) thường phân bổ 80%–90% sản lượng bưu kiện cho Shopee Express (đơn vị logistics nội bộ của Shopee) và J&T Express (đối tác của TikTok Shop), hiện đang hạn chế khả năng tăng trưởng sản lượng của VTP trong kênh này.
2. Mảng dịch vụ logistics:
* Bối cảnh thị trường:
- Ngành logistics tại Việt Nam hiện vẫn bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài. VTP ước tính quy mô thị trường logistics lớn gấp 2–3 lần so với thị trường chuyển phát, trong đó vận tải là phân khúc lớn nhất. Ban lãnh đạo kỳ vọng xu hướng chuyển dịch từ logistics nội bộ sang thuê ngoài sẽ thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ logistics.
- Công ty đặt mục tiêu cung cấp các giải pháp vận tải đa phương thức toàn trình, tận dụng cơ sở hạ tầng hiện hữu.
* Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn hiện đang hoạt động ở quy mô nhỏ. VTP đang trong quá trình xin thêm các giấy phép cần thiết để hoàn thiện cơ sở hạ tầng còn lại.
* Các dự án phát triển cửa khẩu thông minh:
- Tỉnh Lạng Sơn: VTP dự kiến chính quyền tỉnh sẽ ban hành hồ sơ mời thầu về việc phát triển cửa khẩu thông minh vào khoảng tháng 6/2025 và công ty có kế hoạch sẽ tham gia đấu thầu.
- Các tỉnh khác: VTP cũng đang thảo luận với các cơ quan chức năng ở Quảng Ninh và Lào Cai, đồng thời được mời tham gia khảo sát tại Lao Bảo (Quảng Trị – biên giới Việt Nam – Lào) và Mộc Bài (Tây Ninh – biên giới Việt Nam – Campuchia), mặc dù các địa điểm này hiện có giá trị thương mại qua biên giới thấp hơn so với các địa điểm ở miền Bắc.
- VTP đang xem xét đầu tư vào hệ thống công nghệ cho cửa khẩu thông minh, vốn đòi hỏi vốn đầu tư XDCB thấp hơn so với đầu tư hạ tầng vật lý.
- Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, VTP cho rằng yếu tố này sẽ giúp công ty có lợi thế chiến lược khi tham gia đấu thầu các dự án hạ tầng do nhà nước khởi xướng.
3. Một số nội dung khác:
* Vipo Mall: Đây là dự án thử nghiệm nhằm phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong việc mua hàng sỉ. VTP không có kế hoạch phát triển Vipo Mall để cạnh tranh với các nền tảng thương mại điện tử.
* Kế hoạch tăng vốn: VTP đang chuẩn bị hồ sơ đề xuất tăng vốn để trình Tập đoàn Viettel và Bộ Quốc phòng. Chi tiết cụ thể chưa được công bố.
Powered by Froala Editor