- 2025-05-16T00:00:00
- Báo cáo vĩ mô
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ngành sản xuất tiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong 4 tháng đầu năm 2025(4T 2025), IIP toàn ngành tăng 8,4% so với cùng kỳ (YoY). Ngành sản xuất chế biến chế tạo dẫn đầu với mức tăng 10,1% YoY. Dữ liệu PMI mới nhất cho thấy xuất khẩu và hoạt động sản xuất có thể đối mặt với rủi ro suy giảm trong những tháng tới. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng ngành sản xuất vẫn có thể duy trì ổn định trong ngắn hạn, được hỗ trợ một phần từ việc các công ty Mỹ có thể đẩy mạnh bổ sung hàng tồn kho từ Việt Nam trong giai đoạn 90 ngày tạm hoãn áp thuế đối ứng, mang lại hỗ trợ tạm thời cho ngành sản xuất và xuất khẩu.
- Kỳ nghỉ lễ và lượng khách quốc tế tăng trưởng thúc đẩy doanh thu bán lẻ trong tháng 4 tăng mạnh. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 4 tăng 11,1% YoY (so với 8,8% YoY của tháng 4/2024), đưa mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ trong 4T 2025 lên mức 9,9% YoY (4T 2024: +8,6% YoY). Chúng tôi kỳ vọng doanh thu bán lẻ trong tháng 5 sẽ tiếp tục đà tăng, nhờ kỳ nghỉ lễ kéo dài và đầu tháng và lượng khách quốc tế tăng trưởng, đặc biệt là khách Trung Quốc.
- Giải ngân đầu tư công tăng trưởng mạnh trong 4T 2025. Thu và chi ngân sách nhà nước (NSNN) tăng lần lượt 26,3% và 15,2% YoY, lần lượt đạt 944,1 nghìn tỷ đồng và 595,4 nghìn tỷ đồng trong 4T 2025, dẫn đến mức thặng dư NSNN 348,7 nghìn tỷ đồng. Giải ngân đầu tư công có dấu hiệu tăng tốc, tăng 16,3% YoY trong 4T 2025, đạt 128,5 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 16,3% kế hoạch cả năm. Để thúc đẩy tiến độ, Thủ tướng đã ban hành Công điện 32/CD-TTg (5/4) với các chỉ đạo quyết liệt, tiếp theo là Công điện 60/CĐ-TTg với các chỉ đạo quyết liệt hơn.
Powered by Froala Editor