Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi và bất lợi nếu Mỹ áp thuế 25% với hàng hóa từ Nhật và Hàn? - Chi tiết bài viết | Vietcap AI News
- 2025-07-08 08:50:00
- OTHER
Mới đây Mỹ công bố sẽ áp thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ hai đồng minh châu Á bắt đầu từ tháng 8/2025. Trước tiên hãy tìm hiểu vì sao 2 bên dù đàm phán 3 vòng nhưng chưa thành công
Nhật Bản xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là các mặt hàng công nghệ cao, trong đó nổi bật gồm:
- Xe hơi và phụ tùng
- Chip bán dẫn, cảm biến, thiết bị công nghiệp
- Vật liệu siêu bền và công nghệ y tế tiên tiến
Tổng kim ngạch gần 150 tỷ USD/năm
Ngược lại, Mỹ xuất khẩu sang Nhật phần lớn là hàng hóa nặng và nguyên liệu thô:
- Nông sản: thịt bò, đậu nành, ngô
- Hàng công nghiệp: máy bay Boeing, khí hóa lỏng
Tổng kim ngạch: khoảng 80 tỷ USD/năm
Sự chênh lệch lớn khiến Mỹ chịu thâm hụt hơn 70 tỷ USD mỗi năm, và Tổng thống Donald Trump tuyên bố đây là điều “không thể chấp nhận được”.
Washington yêu cầu Tokyo:
- Mua thêm nông sản và vũ khí từ Mỹ
- Mở cửa thị trường xe hơi cho các hãng Mỹ như Ford, Chevrolet
- Giảm tiêu chuẩn kỹ thuật về khí thải, bảo hành, kiểm định
Nhật Bản cho rằng:
- Người tiêu dùng Nhật không chuộng xe Mỹ vì thị hiếu, tiêu chuẩn chưa cao và dịch vụ hậu mãi yếu
- Việc hạ tiêu chuẩn kỹ thuật ô tô bị Nhật phản đối mạnh, gọi đó là “chất lượng sống” không thể đánh đổi
Tuy nhiên, Nhật tỏ thiện chí bằng cách đồng ý mua thêm nông sản Mỹ để làm dịu tình hình.
Do đó, mới đây Mỹ quyết định sẽ áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật và Hàn Quốc – hai nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Câu hỏi quan trọng đặt ra là: cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi, và cổ phiếu nào chịu thiệt hại?
Cổ phiếu hưởng lợi: Khu công nghiệp (KCN)
Nhật và Hàn là hai trong ba nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Nếu phải đối mặt với mức thuế 25% tại Mỹ, doanh nghiệp hai nước này nhiều khả năng sẽ dịch chuyển nhà máy sang
Việt Nam để hưởng mức thuế thấp hơn (chỉ khoảng 20%) nhờ các hiệp định thương mại đã ký.
Ngoài ra, chi phí sản xuất thấp và môi trường đầu tư ổn định cũng giúp Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng.
Cổ phiếu nổi bật:
• SZC (Sonadezi Châu Đức)
• SIP (CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG)
Cả hai doanh nghiệp đều có quỹ đất lớn và pháp lý rõ ràng, sẵn sàng đón làn sóng FDI mới.
Cổ phiếu chịu ảnh hưởng tiêu cực
1. FPT
Là doanh nghiệp có khách hàng Nhật Bản lớn, FPT có thể bị ảnh hưởng nếu kinh tế Nhật tăng trưởng chậm lại do tác động của hàng rào thuế quan. Nhu cầu chi tiêu công nghệ từ phía đối tác Nhật nhiều khả năng sẽ giảm.
2. DGC (Tập đoàn Hóa chất Đức Giang)
DGC là nhà xuất khẩu photpho vàng lớn nhất châu Á, nguyên liệu đầu vào quan trọng cho ngành bán dẫn và sản xuất ô tô.
Thị trường chính: Nhật Bản và Hàn Quốc. Nếu hoạt động sản xuất tại hai nước này bị đình trệ, nhu cầu photpho cũng sẽ suy giảm.
Tuy nhiên lưu ý rằng giá cổ phiếu đã phản ánh với những rủi ro trên từ tháng 4 nhà đầu tư cần chú ý những pha “quay xe” của Tổng thống Trump sắp tới
Tình hình còn có thể thay đổi
Dù tuyên bố áp thuế đã được đưa ra, nhưng mình cho rằng 2 bên vẫn sẽ quay lại bàn đàm phán để tìm ra giải pháp dung hòa, tránh bước vào một cuộc chiến thương mại toàn diện.
Kết luận
Căng thẳng thương mại chưa dừng lại khiến rủi ro vẫn hiện hữu, nhưng với những pha “quay xe” thường thấy của Mỹ thì cơ hội đầu tư cũng luôn hiện diện.
Việc nhận diện rõ ràng đâu là cổ phiếu được hưởng lợi, đâu là mã chịu tác động tiêu cực sẽ giúp nhà đầu tư đi trước một bước trong nửa cuối năm 2025.
Nếu bạn còn phân vân giữa cơ hội và rủi ro – có lẽ đã đến lúc ta nên đồng hành cùng nhau trên hành trình đầu tư sắp tới.